logo-mini

icon-home-grey50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
icon-phone-grey0243 845 6680
icon-email-greyc3nguyentrai@hanoiedu.vn
icon-email-greyphuonglannguyen009@gmail.com

Thông báo chung:

Các hoạt động khác

BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM A

 

Tình hình thời tiết đang có những thay đổi thất thường, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ngày càng cao, trong đó bệnh cúm đã lây lan thành dịch.

Trường THPT Nguyễn Trãi Ba Đình xin gửi đến các Thầy/Cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường cùng quý Phụ huynh và các em học sinh cách phòng, chống bệnh Cúm A.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng của vi rút cúm A như (H1N1), (H5N5), H7N9…. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Đường lây truyền:

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.Người mang vi rút cúm A có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

Khi nhiễm bệnh cúm A, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

+ Sốt cao 39 – 40 độ, đau đầu

+ Ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, da mắt sung huyết, đau cơ, mệt mỏi.

+ Một số trường hợp nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu cầu phế quản… và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

cuma1

 

động phòng ngừa cúm A
1.  Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng. 
2.  Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
3.  Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý phòng tránh lây lan.
4.  Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. 
5. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. 
6.  Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

7. Tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Bổ sung thức ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa nhiễm virus cúm.

8. Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả phòng bệnh cúm.

Tiện Ích

icon-tin-diemSỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ
Kết nối Nhà Trường & Phụ huynh


icon-quan-ly-giao-vienQUẢN LÝ GIÁO VIÊN
Tra cứu danh sách CBGVNV


icon-downloadDOWNLOAD PHẦN MỀM
Hỗ trợ giảng dạy học tập

 

44083891 287824098492910 1694953481237954560 n